RUỒI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Ruồi không chỉ gây phiền phức cho con người mà nó còn mang theo các vi trùng, vi khuẩn từ những nơi kém vệ sinh nhất tới nguồn thức ăn của con người thông qua đặc điểm sống của chúng. Những bệnh do ruồi gây ra thường là các bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa như ngộ độc thức ăn, kiết lỵ, tiêu chảy, lỵ trực trùng, lỵ amíp, tả, thương hàn, giun, sán, …

Loài ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải.

Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần.

Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt.
Ruồi họat động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngòai bờ rào, gần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp …

Ruồi thường tập trung ở các điểm tìm kiếm thức ăn, nơi giao phối, nơi đẻ trứng và nơi trú đậu. Ban đêm ruồi ưa đậu ở trần nhà và những cấu trúc treo cao khác, nhìn chung gần với nơi kiếm ăn, nơi đẻ và tránh được gió.
Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.
Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …

Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.
Quả thực, những vị khách bất đắc dĩ này sẽ gây quá nhiều phiền toái cho chúng ta và chính chúng làm cho bữa tiệc kém hấp dẫn và còn gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí truyền dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả.
Có thể diệt ruồi trực tiếp bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc bằng các biện pháp vật lý như bẫy tấm dính, vỉ đập, vỉ điện. Dù bằng cách nào cũng cần phù hợp với điều kiện vệ sinh môi trường.
Làm mất hoặc làm giảm nơi đẻ trứng của ruồi: Đối với vùng nông thôn cần phải có rãnh thoát nước, phần nền sàn nên làm bê tông và xối sạch hàng ngày ở chuồng trại súc vật, gia cầm. Thu dọn phân thành đống và đậy lại bằng tấm nhựa và có điều kiện nên làm khô phân trước khi ruồi có thời gian đẻ và phát triển.
Làm tấm đậy các hố xí hở, và nên xây dựng những hố xí kín ở những khu dân cư. Rác rưởi và các chất thải hữu cơ cần làm sạch triệt để bằng cách thu dọn vào vật chứa, chuyên chở và xử lý đúng cách.
Làm giảm những nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến: Ruồi thường được thu hút bởi mùi phát ra từ các ổ đẻ của chúng, mùi sinh ra từ thức ăn cá, xương, đường mía, sữa, hoa quả lên men …Cần giảm và làm sạch những chất này.
 Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhà ăn và với người: Đậy kín chạn bát, thức ăn. Làm lưới cửa ra vào và cửa sổ cũng như chụp màn để bảo vệ trẻ con khi ngủ để không cho ruồi và các côn trùng khác vào.
 Chúng ta có thể sử dụng những lọai bẫy ruồi như: bẫy ruồi, bẫy dính, bẫy điện…Sử dụng các chất hấp dẫn ruồi đến ăn và ruồi sẽ bị nhốt trong bẫy ruồi, bị dính vào các chất dính hoặc bị điện giật chết.
 Một số biện pháp hóa học như sử dụng hộp Dichlorvos bốc hơi, bả diệt ruồi, phun tồn lưu, phun không gian, phun hóa chất diệt dòi vào ổ đẻ của ruồi … Những biện pháp này diệt ruồi rất nhanh, được áp dụng khi có dịch tả, kiết lỵ, đau mắt, nhưng hạn chế sử dụng bởi vì ruồi phát triển tính kháng hóa chất rất nhanh.
Diệt ruồi bằng phương pháp dân gian: Ruồi thích ánh sáng thường ban ngày, như do ruồi có mắt kép phản xạ nhanh với ánh sáng phản chiếu bởi loại gương cầu. Vì vậy người ta cho nước sạch vào túi nylon, treo trong nhà, ruồi bay qua bay lại gặp phải ánh sáng phản quang từ các túi nylon đựng nước, ruồi sợ và bay xa. Đây là biện pháp các quán hàng ăn uống thường sử dụng rất có hiệu quả.
Tất cả những biện pháp trên chỉ là những cách để diệt ruồi khi nó đã bùng phát thành dịch. Biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu tối đa nạn ruồi và tác hại của nó đên con người là phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh nơi sinh sống, học tập và làm việc. 
Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm và hợp tác của Quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễm phí.
HOTLINE – KHANH AN FUMIGATION: 
0968.601268 – 0983.248.198
 
Xem thêm
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

KHANH AN FUMIGATION

CÔNG TY KHỬ TRÙNG KHÁNH AN
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH HẢI PHÒNG
- Địa chỉ: Số 46 Bạch Đằng - Hạ Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng
- Tel: 0225.3.533.471
- Fax: 0225.3.533.668
- Mobile_Mr. DINH:
0968.60.1268 - 0983.248.198
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH HÀ NỘI
- Địa chỉ: Số 57 Trần Khát Chân - Cầu Dền - Hai Bà Trưng - Hà Nội
- Tel - Mobile: 033.227.1268
0989.062.887 - 033.227.1268 (Mrs. Linh)
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH QUẢNG NINH
- Địa chỉ: Số 26 đường Bạch Đằng - Quang Trung - Uông Bí - Quảng Ninh
- Tel - Mobile: 0862.555.198
0862.555.198 (Mr. Thông)
0788.662.888 (Mrs. Minh)
- Email:
dinhkhutrungkhanhan@gmail.com

khutrungkhanhan@gmail.com
moimuoikhanhan@gmail.com
- Website:
- Search on google: 
Khu trung uy tin
Fumigation - Khanh An
Hun trùng hàng hóa xuất khẩu uy tín






0968.601.268
khutrungkhanhan@gmail.com
24/7 - Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ
Bản quyền thuộc về Công ty cổ phần Khánh An