I. Muỗi
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp
côn trùng hợp thành họ Culicidae,
bộ Hai cánh (
Diptera).
Chúng có một đôi
cánh vảy, một đôi
cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài
mm. Đa số có
trọng lượng khoảng 2 đến 2,5
mg. Chúng có thể bay với
tốc độ 1,5 đến 2,5
km/h.
Muỗi đã tồn tại trên
hành tinh của chúng ta khoảng 170 triệu
năm. Họ Culicidae thuộc
bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35
giống gồm
Anopheles,
Culex,
Psorophora,
Ochlerotatus,
Aedes,
Sabethes,
Wyeomyia,
Culiseta,
Haemagoggus,...
II. Đặc điểm sinh thái
Một con
bọ gậy,
ấu trùng của muỗi. Bọ gậy phải thường xuyên bơi lên mặt nước, lấy
ôxy trong không khí thông qua một ống thở ở đuôi. Đa phần chúng ăn các
vi sinh vật trong nước để sống.
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành
ấu trùng gọi là
bọ gậy hay
lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành
nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25
độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước
nhiệt đới, trong đó có
Việt Nam.
Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài
ngày đến khoảng một
tháng.
Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn
protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng có một nhánh muỗi, tên là
Toxorhynchites, không hút máu.
Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với
CO² trong hơi thở động vật và một số mùi trong
mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc
nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia
hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.
III. Muỗi và sức khỏe
Muỗi Aedes aegypti đang đốt một người
Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm
sốt xuất huyết,
sốt rét,
sốt vàng da
Ở
Việt Nam, vào
mùa hè và
mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm
2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở
Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi.
IV. Khống chế muỗi
Diệt muỗi
Trước đây, các
hóa chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi, như bằng bình xịt, hay đốt hương muỗi. Nhưng các biện pháp hiện đại sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp
sinh học và
vật lý khác, tránh sử dụng chất hóa học độc hại cho cơ thể con người.
1. Dùng sinh vật
Sử dụng thiên địch để diệt muỗi:
-
Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy.
-
Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.
-
Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
-
Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung.
-
Dùng Mesocyclops để diệt lăng quăng
-
Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng
2. Cải tạo môi trường
Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi:
-
Nạo vét cống rãnh, vũng nước
-
Phát quang bụi rậm
-
Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín
-
Dọn dẹp nhà cửa
-
Không để các vật ủ lại một chỗ ( dễ cho muỗi phát sinh )
3. Bẫy điện
-
Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời.
-
Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao.
4. Dùng hóa chất
-
Thuốc xịt, có thể được xịt ở những khu vực ngoài trời rộng lớn. Một số thuộc xịt còn được xịt tiêu diệt muỗi và các côn trùng khác trong nhà ở, khi mọi người đi vắng. Việc dùng thuốc xịt gây tranh cãi, vì nó không chỉ độc cho con người mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái.
-
Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người, và tạo nguy cơ hỏa hoạn.
5. Dùng muỗi biến đổi gien
Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu
phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên. Các con muỗi đực
vô sinh sẽ cạnh tranh
giao phối với muỗi đực thường, giảm
tỷ lệ sinh của muỗi.
Xua muỗi
Một cách khác để giảm thiểu khả năng bị muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe là ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể.
Bật đèn sàng
Muỗi rất sợ đèn sáng vào buổi tối .
Gió nhẹ
-
Tạo luồng gió nhẹ bằng quạt có thể xua được muỗi.
Màn
Các biện pháp dùng màn và lưới không gây hại cho sức khỏe hay môi trường, chi phí không cao và phát huy tác dụng trong thời gian dài.
-
Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ.
-
Lưới cửa, là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và ánh sáng.
Thuốc xua muỗi
-
Thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà mèo, nepetalactone, tinh dầu xả hay tinh dầu bạch đàn (còn gọi là dầu khuynh diệp).
Máy phát siêu âm xua muỗi
-
Các máy này được chế tạo nhỏ như đồng hồ, đeo ở tay, chạy pin, phát ra sóng siêu âm khiến muỗi không muốn lại gần, nhưng tai người không nghe thấy gì. Tiện dụng khi ta đi du lịch các vùng đất nhiều muỗi.
(Nguồn Wikipedia- KAF siêu tầm).